Chơi thể thao đều đặn, sinh hoạt đều đặn… vậy mà đôi khi bạn vẫn thấy diện mạo sức khoẻ của mình không được như mong muốn. Vì sao? Bạn hãy thử kiểm tra xem mình có quên những bí quyết sau đây.
1. Lập thời khoá biểu. Đây là phương pháp quan trọng nhất giúp bạn thay đổi những thói quen cũ bằng các sinh hoạt mới, có lợi cho sức khoẻ hơn.
2. Có kế hoạch trước sẽ tạo ra sự khác biệt khi bạn bước vào bàn ăn. Thay vì ăn những thứ sẵn có trên bàn, bạn biết sẽ có những thức ăn tốt hơn cho sức khoẻ mà bạn đã đặt trước đó.
3. Gặp chuyên gia dinh dưỡng. Họ sẽ tư vấn bạn trong vấn đề dinh dưỡng cũng như kiêng cữ và giúp bạn hoạch định một cách sống lành mạnh.
4. Uống nhiều nước giúp bạn kiểm soát được sự thèm ăn, đồng thời tăng cường loại thải độc tố ra khỏi cơ thể.
5. Khi bạn nghĩ “đói bụng”, phải chăng bạn đang thật sự khát nước? Chúng ta thường sai lầm khi nghĩ khát nước là đói bụng. Hãy uống nước trước, nếu bạn vẫn thật sự đói, lúc đó hãy ăn.
Lên kế hoạch ra sân chạy bộ trong tuần
6. Cá là nguồn protein tuyệt vời. Cá có ít calorie, nhưng chứa nhiều omega-3.
7. Uống sữa không béo và ăn yaourt không béo để giúp cơ thể bạn có đủ lượng canxi cần thiết.
8. Protein có trong đậu nành giúp giảm sự hấp thu chất béo.
9. Chọn thịt nạc sẽ giúp bạn giảm lượng mỡ, calorie và tốt cho tim.
10. Ăn trái cây tươi nguyên trái tốt hơn chỉ uống nước ép.
11. Nên ăn điểm tâm. Trên thế giới, những người ăn điểm tâm thường kiểm soát trọng lượng cơ thể tốt hơn những người không ăn.
12. Đừng nhịn ăn vì điều này sẽ làm dấy lên cơn thèm ăn không thể kiểm soát. Nhịn ăn không giúp bạn kiểm soát được trọng lượng cơ thể.
13. Nên vận động tay chân nhiều để cơ thể sử dụng calorie nhiều hơn, chẳng hạn nên đi thang bộ thay vì dùng thang máy.
14. Ăn nhiều rau cải và trái cây. Chất xơ và các chất dinh dưỡng có trong rau cải sẽ làm bạn cảm thấy cơ thể nhẹ nhàng và linh hoạt.
15. Uống trà xanh. Các nghiên cứu cho thấy uống một ly trà xanh 5 lần mỗi ngày sẽ giúp cơ thể bạn tiêu hủy calorie và làm giảm cân.
16. Không uống rượu, vì rượu sẽ làm chậm, thậm chí làm ngưng quá trình giảm cân. Thay vì vậy, bạn hãy uống nước trái cây hoặc nước lọc.
17. Ăn sau khi tập thể dục. Bạn cần phục hồi năng lượng cho các hoạt động trong ngày và những ngày tiếp theo.
18. Hạn chế đi nhà hàng, vì các món ăn tại đó có chứa nhiều chất béo giấu mặt và calorie. Ăn thức ăn chế biến tại nhà sẽ giúp kiểm tra tốt hơn.
19. Tránh các thức ăn chiên, trừ khi bạn “không thể sống” mà thiếu nó.
20. Ăn ít nhưng ăn nhiều lần trong ngày sẽ giúp bạn kiểm soát được tình trạng thèm ăn và giữ cho quá trình chuyển hoá các chất trong cơ thể luôn ở mức cao.
21. Chú ý món tráng miệng. Chỉ ăn mỗi tuần một lần thay vì mỗi ngày, bạn sẽ cảm thấy món tráng miệng ngon hơn.
22. Ăn kiêng với một người quen. Có người cùng thực hiện có thể kết quả sẽ khác đi.
23. Hãy tập trung vào công việc hơn là thức ăn. Ở những dịp gặp gỡ có phục vụ ăn buffet, nên đứng xa bàn để thức ăn và tranh thủ giao lưu với mọi người, bởi ăn uống không phải là điểm thu hút chính.
24. Buổi tối, nên đánh răng sớm. Điều này có thể ngăn bạn muốn ăn thêm.
25. Nếu bạn thức dậy vào ban đêm để tìm thức ăn thì hãy uống đầy đủ nước trong cả ngày. Bạn dường như khát nước hơn là đói.
26. Nên có kỳ nghỉ vận động tốt hơn kỳ nghỉ “chết”. Chẳng hạn như đạp xe, đi bộ… hơn là nằm dài ngoài bãi biển.
27. Ngồi ăn tại bàn tốt hơn là ăn đứng, ăn trên xe hay ăn trong lúc xem tivi. Khi ngồi vào bàn ăn, bạn sẽ giúp não nhận biết được là bạn đã ăn.
28. Tập trung vào cái bạn cần ăn, chứ không tập trung vào cái bạn không thể ăn.
29. Chỉ ăn ngay khi bạn vừa đói. Điều này giúp bạn kiểm soát sự thèm ăn và giúp cho sự chuyển hoá thức ăn tốt.
30. Có thể đáp ứng nhu cầu thèm ngọt sau khi lao động nặng hoặc chơi thể thao, bởi đó là lúc cơ thể bạn cần được bổ sung nhiều năng lượng.
31. Chỉ uống các loại nước ngọt dành cho người ăn kiêng. Thức uống có đường có thể khiến bạn uổng công làm giảm cân.
32. Dùng các hình ảnh, câu chữ nhắc nhở bạn về việc giữ gìn cơ thể cân đối gắn trên các vật dụng thường ngày như tủ lạnh, tivi, gương…
33. “Hãy chộn rộn”. Các cuộc nghiên cứu chỉ ra rằng những người hay chộn rộn đốt nhiều calorie hơn những người bình thường.
34. Tập một dụng cụ nào đó sẽ giúp bạn thư giãn và tiêu hao năng lượng.
35. Hãy đi bộ, có thể cùng với một chú chó, ít nhất một lần một ngày.
36. Gửi xe xa nơi mua sắm giúp bạn có một quãng đường đi bộ.
37. Tự phục vụ bữa ăn trước khi ngồi xuống bàn ăn.
Ăn nhiều rau và trái cây. Chất xơ và các chất dinh dưỡng có trong rau sẽ làm bạn cảm thấy cơ thể nhẹ nhàng và linh hoạt.
38. Đừng tự hào là người ăn hết, không bỏ thừa. Chỉ ăn phần của mình, đừng ăn cả những phần thừa của vợ con.
39. Hãy giải lao vận động. Ngồi suốt ngày ở bàn làm việc sẽ làm bạn mệt mỏi và suy nhược.
40. Biến những buổi giải lao uống cà phê thành những những cuộc dạo bộ.
41. Cân đối các loại thực phẩm khi đi siêu thị: nông sản, sữa, thịt, cá. Cẩn thận khi đến gian hàng bánh kẹo.
42. Chọn những thực phẩm thật sự cần thiết vì đôi khi bạn mua về mà chẳng dùng.
43. Trình bày bữa ăn sao cho hấp dẫn, ngon miệng. Đây là cách giúp bạn ăn ngon mà không phải ăn quá nhiều.
44. Các món thập cẩm thường ẩn chứa nhiều chất béo và calorie. Nên ăn các món đơn giản hơn để tránh bị “mắc bẫy”.
45. Ăn chậm tốt hơn cho cơ thể bạn.
46. 100 calorie/ngày tương đương 4,6kg/năm mà bạn có thể mất đi hoặc tăng thêm.
47. Từ chối chính mình. Khi ăn xong, bạn hãy dứt khoát đứng dậy khỏi bàn, đừng để bị cám dỗ thêm.
48. Đừng tạo cảm giác đói bụng. Ăn đúng bữa sẽ giúp bạn ngon miệng.
49. Tuân thủ chương trình đã hoạch định. Việc giảm cân không xảy ra sau một đêm. Nó phải mất hàng tuần, hàng tháng, hàng năm.
50. Đặt mục tiêu ngắn hạn, thực tế. Quyết định uống nhiều nước hơn, ăn nhiều trái cây và rau cải hơn, ăn tại bàn, tập thể dục hàng ngày. Tất cả những điều này, cuối cùng sẽ dẫn đến mục tiêu dài hạn là giảm cân.
Theo SGTT